Thuyết Chính danh từ Khổng Tử đến Tuân
(23/05/2022)
Trong lịch sử Nho giáo thời Tiên Tần, mặc dù ở Khổng Tử và Tuân Tử có sự khác nhau về cách lý giải phạm trù chính danh, song mục đích chính trị ở họ, suy cho cùng đều giống nhau, đó là làm thế nào để xã hội được ổn định và hướng tới xây dựng mô hình xã hội lý tưởng. Bài viết tập trung so sánh cách tiếp cận và lập luận về mối quan hệ giữa danh và thực của Khổng Tử và Tuân Tử, trên cơ sở đó không chỉ làm rõ bước phát triển về chất trong tư tưởng triết học của Tuân Tử so với Khổng Tử về phạm trù chính danh, mà còn chỉ ra ý nghĩa về mặt luận chiến của Tuân Tử với các phương pháp ngụy biện của một số khuynh hướng triết học đương thời.
Quan niệm của Trang Tử về chuẩn mực xã và phương pháp xử nhân, tiếp vật trong cuộc sống
(11/04/2022)
Quan niệm về chuẩn mực xã hội và phương pháp xử nhân, tiếp vật là một nội dung đặc sắc trong tư tưởng của Trang Tử. Với thái độ hoài nghi, ông đã phủ nhận những giá trị của cuộc sống và xóa nhòa ranh giới của mọi chuẩn mực xã hội. Trên cơ sở đó, Trang Tử đã đưa ra phương pháp xử nhân, tiếp vật nhuốm màu yếm thế: Đối xử với người khác nên vô tình, vô đãi, tiếp thụ mọi vật nên vô vi, vô cầu và khi đã đạt tới độ hư kỷ (quên bản thân mình) - bậc cao nhất của xử thế, con người sẽ trở nên tự do, tự tại tuyệt đối. Tìm hiểu quan niệm này giúp ta suy ngẫm thấu đáo hơn về giá trị cuộc sống và đúc rút kinh nghiệm xử thế phù hợp.
Từ sự xướng hoạ giữa Lê Quý Đôn với sứ giả Triều Tiên, suy ngẫm về văn học đi sứ Đông Á
(18/11/2021)
Sau khi trình bày một cách vắn tắt nội dung xướng hoạ văn thơ giữa Lê Quý Đôn với đoàn sứ giả Triều Tiên - Hồng Khải Hy tại kinh đô nhà Thanh (Bắc Kinh) đời Càn Long năm thứ 26 (1760), tác giả đã trình bày những suy tư của mình về văn học đi sứ, về khả năng và triển vọng của việc nghiên cứu văn học đi sứ Đông Á, về vai trò của văn thơ chữ Hán với quan hệ ngoại giao giữa các nước trong khu vực này.
So sánh “tự giác văn học” của thi tăng Đinh, Lê, Lý với thi tăng Đường, Tống (phần hai).
(17/08/2021)
Trong phần thứ hai này, bài viết trình bày và phân tích “Tự giác văn học của thi tăng Đường, Tống Trung Quốc”. Theo tác giả, văn học của thi tăng Đường, Tống có sự tự giác cao độ. Trong đó, bài viết đi sâu vào hai vấn đề: 1) Bát nhã li văn tự tướng, văn tự vi ma sự (Trí tuệ Bát nhã tách rời khỏi chữ nghĩa, văn tự là việc ma chướng); 2) Không từ bỏ câu chữ, chữ nghĩa với Đạo không phải là hai thứ khác biệt. Theo tác giả, nếu đặc điểm của thi tăng Đinh, Lê, Lý là gắn liền với văn trị, thì đặc điểm của thi tăng Đường, Tống là phát triển độc lập với việc đế vương thiên hạ.
So sánh “tự giác văn học” của thi tăng Đinh, Lê, Lý với thi tăng Đường, Tống (phần một)
(09/07/2021)
So sánh “tự giác văn học” của thi tăng Đinh, Lê, Lý với thi tăng Đường, Tống, trong phần thứ nhất này, trước hết bài viết đề cập tới “Nhân duyên văn học Phật giáo Việt Nam – Trung Quốc”. Theo tác giả, từ giữa thế kỷ VII, quan hệ giữa giới Phật giáo Trung Quốc và An Nam ngày càng mật thiết. Sự giao lưu văn hóa Phật giáo này không chỉ có ích cho việc học tập thơ Đường và thúc đẩy sự phát triển văn học cổ điền Việt Nam, mà còn góp phần làm nên công lao “văn trị” (dùng văn để giữ nước) và địa vị trọng yếu của thi tăng ba triều Đinh, Lê, Lý.
Thành tựu 60 năm nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc và triển vọng phát triển
(16/06/2021)
Trên cơ sở định nghĩa lại chủ nghĩa Mác, trong bài này, các tác giả đã trình bày một cách khái quát về những thành tựu mà giới nghiên cứu lý luận Trung Quốc đã đạt được trong việc nghiên cứu chủ nghĩa Mác trên bốn phương diện: nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác; nghiên cứu lịch sử phát triển của chủ nghĩa Mác; nghiên cứu việc Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác và nghiên cứu chủ nghĩa Mác trên thế giới. Trong bài viết này, các tác giả còn đưa ra một số nhận định về triển vọng và tương lai phát triển của việc nghiên cứu chủ nghĩa Mác tại Trung Quốc.
Giai cấp công nhân Trung Quốc – một số vấn đề lý luận và thực tiễn
(16/02/2021)
Trong bài viết này, tác giả đã trình bày sự phát triển về mặt nội hàm của khái niệm giai cấp công nhân, luận chứng tính tiên phong, sứ mệnh lịch sử và vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân Trung Quốc. Đồng thời, tác giả còn phân tích cấu trúc của giai cấp công nhân Trung Quốc hiện đại cũng như những biến động của nó trong thời gian qua trên các khía cạnh, như sự đa dạng trong phân bố, lợi ích, việc làm, giai tầng, thụ hưởng lợi nhuận và địa vị kinh tế, trình độ văn hóa và khoa học - kỹ thuật,…
Vận mệnh và tương lai của Nho giáo truyền thống ở Đông Á hiện nay
(18/01/2021)
Trong thế giới Đông Á, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam đều cùng một nền văn hoá Nho giáo. Ngoài ra, do sự di dân của người Trung Quốc, văn hoá Nho giáo cũng trở thành một thành phần chủ yếu trong văn hoá của Singapo và Malaixia. Bất kể vận mệnh của Nho giáo truyền thống đương đại tại các nước có sự khác biệt, giữa chúng có không ít điểm tương đồng, như đối mặt với sự xâm nhập của nền văn hoá phương Tây, đối mặt với sự hiện đại hoá, truyền thống bị thay đổi...
|
|