Vấn đề con người trong triết học Trần Đức Thảo
(10/12/2021)
Trần Đức Thảo (1917 – 1993) được giới triết học châu Âu và thế giới, trong đó có Việt Nam đánh giá là một triết gia hàng đầu về hiện tượng học, người có tầm tri thức và năng lực sáng tạo ngang hàng các nhà hiện tượng học hiện đại.
Triết học của Lee Je Ma
(10/12/2021)
Bài toán của cuốn sách này đặt ra là tìm ra căn cứ triết học của lý thuyết y học “tứ tượng” từ lập trường coi y học tứ tượng là y học mới. Nhiệm vụ trọng tâm là làm sáng tỏ được căn cứ triết học và thể hiện thực thể lý thuyết của y học “tứ tượng”.
Thực hiện dân chủ trong Đảng ở nước ta hiện nay – Thực trạng và giải pháp
(10/12/2021)
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, những thành tựu quan trọng trong việc thực hiện dân chủ trong Đảng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Đó là, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức được sự tất yếu phải tiến hành sự nghiệp đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy; Đảng luôn coi việc thực hiện tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản chỉ đạo xây dựng tổ chức, sinh hoạt và hoạt động; Đảng luôn yêu cầu giữ vững bản chất cách mạng và khoa học, xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; các cán bộ, đảng viên đã có bước trưởng thành về ý thức và trách nhiệm trong việc thực hiện dân chủ…
Nho học và lịch sử tư tưởng Việt Nam
(29/11/2021)
Nội dung xuyên suốt của cuốn sách Nho học và lịch sử tư tưởng Việt Nam là về Nho học và các vấn đề của Nho học trong mối quan hệ với lịch sử tư tưởng Việt Nam. Độc giả sẽ tìm thấy những nội dung tư tưởng của Nho học từ khi nó được truyền vào Việt Nam và gắn liền với lịch sử - xã hội của đất nước từ thời trung đại cho đến thời cận đại; về mối quan hệ của Nho học với tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa, tinh thần của dân tộc trong lịch sử; về một số nhà tư tưởng tiêu biểu; về những ảnh hưởng của Nho học đối với xã hội Việt Nam hiện đại…
Lịch sử tư tưởng Việt Nam và Phật giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam
(29/11/2021)
Cuốn sách này lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng lí luận để nghiên cứu về lịch sử tư tưởng Việt Nam. Các bài viết đề cập đến nhiều phương diện khác nhau, như: giai cấp, nguồn gốc dân tộc, phương thức sản xuất châu Á, chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, chủ nghĩa bành trướng… Bên cạnh đó, cuốn sách còn đề cập đến một số vấn đề của lịch sử tư tưởng Đông Á như: tư tưởng dân bản, Tam giáo đồng nguyên…