Triết học của Lee Je Ma
Đào Vũ Vũ (chuyển ngữ)
Nxb Thế giới, 2020, 307 tr.
Số ISBN: 9786047769872
Lee Je Ma (Lý Tế Mã: 1837 – 1900) sinh vào cuối thời Jo Seon tại Ham Heung, vùng Ham Gyong.
Bài toán của cuốn sách này đặt ra là tìm ra căn cứ triết học của lý thuyết y học “tứ tượng” từ lập trường coi y học tứ tượng là y học mới. Nhiệm vụ trọng tâm là làm sáng tỏ được căn cứ triết học và thể hiện thực thể lý thuyết của y học “tứ tượng”.
Để tìm hiểu cách hiểu về cấu trúc tồn tại người của Lee Je Ma, trong 2 chương đầu tiên, tác giả bàn tới quan niệm của ông về “tự nhiên”. Ông lấy khái niệm “tự nhiên” làm nền tảng để nói về “thiên cơ”. Ở chương 3, tác giả dựa vào cách hiểu về cấu trúc “thiên cơ” để khảo chứng quan niệm về “tính mệnh” của ông. Ở chương 4, tác giả đối chiếu quan niệm về con người của Lee Je Ma và của Nho học để làm nổi bật tính độc đáo của ông. Ở chương 5, tác giả khảo cứu điểm khác biệt giữa lý thuyết “luân lý” Nho giáo truyền thống và quan niệm “luân lý” của Lee Je Ma. Ở chương 6, tác giả đối chiếu cách giải nghĩa của Lee Je Ma về “tứ đoan” với tư tưởng của Jeong Yak Yong và Chu Hy. Ở chương 7, tác giả trình bày cách tư duy đầy khách quan này của Lee Je Ma khi ông bàn về “tính tình”. Ở chương 8, tác giả khảo sát cụ thể các luận điểm của Lee Je Ma về cơ thể. Ở chương cuối cùng, tác giả trình bày lý thuyết về “tính đạo đức” – đây là phần thể hiện cái độc đáo nhất trong tư duy triết học của Lee Je Ma.
Cuốn sách gồm 9 chương:
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Quan niệm về tự nhiên có cấu trúc tứ nguyên
Chương 3: Quan niệm về “tính mệnh”
Chương 4: Quan niệm về con người trong thuyết tứ tượng
Chương 5: Quan niệm về luân lý
Chương 6: Thuyết tứ đoan
Chương 7: Thuyết tính tình
Chương 8: Việc thực hiện đạo đức và chức năng cơ thể
Chương 9: Nguồn gốc và nguồn gốc kinh nghiệm của tính đạo đức
http://philosophy.vass.gov.vn/