Thần đạo Nhật Bản và tín ngưỡng dân gian Việt Nam - Những nét tương đồng và khác biệt Thần đạo Nhật Bản và tín ngưỡng dân gian Việt Nam - Những nét tương đồng và khác biệt
(01/11/2015)
Đối với Nhật Bản, Thần đạo là một tôn giáo giữ vị trí độc tôn và có ảnh hưởng lớn trong đời sống tâm linh của người dân. Trong khi đó, tín ngưỡng dân gian Việt Nam phản ánh rất rõ những đặc trưng của nền văn minh lúa nước. Một mặt, giữa Thần đạo Nhật Bản và tín ngưỡng dân gian Việt Nam có những nét tương đồng, bắt nguồn từ cái nôi chung – văn hoá phương Đông, trong đó điểm xuất phát của sự giống nhau trong văn hoá của hai dân tộc là kinh tế nông nghiệp. Mặt khác, giữa Thần đạo Nhật Bản và tín ngưỡng dân gian Việt Nam cũng có những nét khác biệt, mà biểu hiện tập trung nhất là ở chỗ: tín ngưỡng của người Việt mang tính dân dã và chưa thể trở thành một tôn giáo; ngược lại, ở Nhật Bản, Thần đạo trở thành một tôn giáo chính thống. Chính sự khác biệt này đã tạo nên nét độc đáo của Thần đạo Nhật Bản và bản sắc riêng của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Về nguồn gốc của triết học Việt Nam Về nguồn gốc của triết học Việt Nam
(01/11/2015)
Theo chúng tôi, cần phải khẳng định rằng, Việt Nam có triết học. Về nguồn gốc nhận thức, ngay từ thời kỳ Đông Sơn, nhận thức của người Việt đã đạt đến trình độ tư duy trừu tượng và thực tế, đã có sự hình thành những mầm mống của triết học. Nguồn gốc xã hội của triết học Việt Nam có nét đặc thù riêng – không gắn với sự phân chia giai cấp trong xã hội, mà chủ yếu gắn với công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm để giành và giữ vững độc lập của dân tộc. Bắt đầu từ khi nước ta bước vào thời kỳ xây dựng quốc gia độc lập (thế kỷ X), những tư tưởng triết học về xã hội, về thực tiễn giữ vai trò trung tâm và xuyên suốt cho đến sau này. Triết học Việt Nam tiếp tục được kế thừa, bổ sung, phát triển và đặc biệt, đã toả sáng rực rỡ trong tư tưởng triết học của Hồ Chí Minh.
Khía cạnh quyền con người, quyền công dân và quản lý nhà nước trong bộ Quốc triều hình luật Khía cạnh quyền con người, quyền công dân và quản lý nhà nước trong bộ Quốc triều hình luật
(01/11/2015)
Quốc triều hình luật - Luật hình triều Lê (tên gọi khác là Luật Hồng Đức) là bộ luật được ra đời ngay từ khi Lê Lợi lên ngôi vua và ngày càng được bổ sung, hoàn chỉnh. Mặc dù được xây dựng từ thế kỷ XV trong một xã hội phong kiến nhưng các nhà lập pháp triều Lê đã biết kết hợp những ưu điểm của Nho giáo với những giá trị truyền thống của dân tộc để tạo ra một bộ luật mà cho đến ngày nay vẫn còn có giá trị. Ở bài viết này, chúng muốn đề cập tới những giá trị về quyền con người, quyền công dân và quản lý nhà nước được thể hiện trong bộ luật này.
Về mối quan hệ tam giáo trong tư tưởng Nguyễn Trãi Về mối quan hệ tam giáo trong tư tưởng Nguyễn Trãi
(01/11/2015)
Nguyễn Trãi (1380-1442) là nhân vật có số phận khá éo le trong lịch sử. Ông là người có công xây dựng nên một triều đại song lại bị đẩy ra ngoài lề chính sự và phải nhận nỗi oan khốc. Có thể, chính nhân tình thế thái thời bấy giờ đã khơi dậy trong Nguyễn Trãi những phản tư triết học sâu sắc. Xuất thân từ truyền thống Nho học, thấm nhuần sâu sắc đạo thánh hiền nhưng đến một thời điểm nào đó, Nguyễn Trãi đã tìm đến Phật giáo và Đạo giáo để mở rộng và làm sâu sắc thêm suy nghĩ của mình. Điều này là do Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo có những yếu tố bổ sung cho nhau và trong mỗi học thuyết đều chứa đựng những giá trị mang tính phổ quát.
Lê Quý Đôn và các tư tưởng đạo đức của ông Lê Quý Đôn và các tư tưởng đạo đức của ông
(17/06/2015)
Lê Quý Đôn (1726 – 1784) là nhà bác học lớn của Việt Nam trong thế kỷ XVIII. Ông nghiên cứu nhiều lĩnh vực, như sử học, xã hội học, dân tộc học, văn học, nghệ thuật. Các tư tưởng triết học, văn hoá  học…, nói chung là khoa học  xã hội và nhân văn được trình bày trong các trước tác của ông có đặc điểm kết hợp giữa phân tích sâu sắc về lý luận và phản ánh đời sống thực tế. Trong tư tưởng đạo đức của mình, Lê Quý Đôn đề cao đạo đức Nho gia, đạo đức thời Nghiêu – Thuấn. Theo ông, với mỗi con người, đạo đức là cần thiết nhưng không thể bỏ qua tài năng. Tài năng và đức độ đều quan trọng như nhau. Ở tầm vĩ mô, trong đường lối trị nước, tư tưởng đạo đức của Lê Quý Đôn là tư tưởng kết hợp đức trị với pháp trị.
Tư tưởng yêu nước trên lập trường canh tân của Đặng Huy Trứ Tư tưởng yêu nước trên lập trường canh tân của Đặng Huy Trứ
(16/06/2015)
Đặng Huy Trứ sinh năm 1825, mất năm 1874, tự Hoàng Trung, hiệu Vọng Tân, Tỉnh Trai, là người làng Thanh Hương, xã Hương Xuân, huyện Hưng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông là một nhà Nho, một người yêu nước chống Pháp trên lập trường canh tân của dân tộc ở nửa cuối thế kỷ XIX.
Một vài suy nghĩ về triết học Việt Nam và những đặc điểm của nó Một vài suy nghĩ về triết học Việt Nam và những đặc điểm của nó
(04/06/2015)
Lịch sử triết học Việt Nam với tư cách một bộ môn khoa học chỉ mới ra đời cách đây không lâu ở Việt Nam. Hiện nay, nó được trình bày rải rác trong các bộ sách về Lịch sử tư tưởng Việt Nam, chẳng hạn như của Nguyễn Đăng Thục (7 tập), của Viện Triết học (2 tập) và của Trần Văn Giàu (3 tập). Ngoài ra, còn một số sách báo, chuyên khảo ít nhiều, trực tiếp hay gián tiếp đề cập đến như, cuốn Góp phần tìm hiểu tư tưởng triết học Phật giáo Trần Thái Tông, Lược khảo tư tưởng Thiền Trúc Lâm Việt Nam và  Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam  của Nguyễn Hùng Hậu. Nhìn chung, lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam đã được xới lên, nhiều giai đoạn, nhiều vấn đề đã được nghiên cứu khá sâu.
Triết lý dân gian về hạnh phúc trong tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam Triết lý dân gian về hạnh phúc trong tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam
(03/06/2015)
Tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam luôn hàm chứa nhiều triết lý dân gian về hạnh phúc. Khi luận bàn, phân tích kho tàng văn hoá dân gian này, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều cách hiểu khác nhau về những triết lý đó. Trong bài viết này, chúng tôi muốn góp thêm một ý kiến vào những cách hiểu đó.
Xem tin phát hành ngày:

Liên hệ với chúng tôi:

Bản quyền thuộc về Viện Triết Học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Điện thoại: +84 (024)35140527, +84 (024)35141134, Fax: +84 (024)35141935

Email: vnphilosophy@yahoo.com

Địa chỉ: 59 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội.

Giấy phép số 211/GP-BC của Bộ VHTT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2007